Giải mã hội chứng trẻ nghiện ăn tóc, nhổ tóc

28/10/2020 15:06

Nhiều trẻ em tại các tỉnh phía Nam mắc chứng nghiện nhổ tóc, ăn tóc… dẫn đến các căn bệnh lạ. Nói về hội chứng kỳ lạ, các bác sĩ cho biết, đây là bệnh lạ và là một dạng rối loạn hành vi của trẻ, một dạng của bệnh tâm thần cần phải điều trị kịp thời.

Nghiện ăn tóc từ 2 tuổi

Người nhà bé gái N.T.A.P. (6 tuổi, ngụ tỉnh Long An) vẫn chưa hết hoàng hồn kể lại khi bác sĩ thông báo bé bị tắc ruột do búi tóc. Theo gia đình của bé, từ khi hơn 2 tuổi, bé bắt đầu có sở thích giật tóc của mình để ăn mỗi khi xem tivi hoặc tập trung chơi gì đó. Khi giận ai trong nhà, bé ăn nhiu hơn, bốc cả nắm tóc, đến mức đầu gần như bị hói.Người nhà thường xuyên phát hiện tóc trong phân trẻ...

Trước nhập viện 1 tuần, bé P. đau bụng từng cơn, ói dch xanh và đ ăn cũ. Do điều trị bác sĩ tư bệnh không giảm, triệu chứng trên tăng dần, người nhà thấy bụng bé to dần nên đến khám tại bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (huyện Bình Chánh, TP.HCM).Qua thăm khám lâm sàng và Siêu âm, X-quang bụng, bệnh nhi được các bác sĩ chẩn đoán Trichobenzoar dạ dày, tắc ruột cao và được phẫu thuật khẩn cấp ngay trong sáng hôm đó.

Ghi nhận lúc phẫu thuật, các bác sĩ bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố cho biết, ở dạ dày của bé có 1 búi tóc rất to, nặng gần 1 ký, làm tắc nghẽn toàn bộ đường thoát dạ dày xuống ruột non, may mắn là chưa có hiện tượng thủng do phẫu thuật kịp thời. Sau mổ, hiện sức khoẻ bé P. đã ổn định, đang được theo dõi hậu phẫu tích cực và tư vấn tâm lý cho bé và thân nhân.

Bé gái nghiện ăn tóc được cấp cứu tại bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố.

Theo BS CK1 Trần Minh Mẫn, khoa Hồi Sức Ngoại, bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố chia sẻ: “Khoảng 2-4% tắc ruột non được gây ra bởi dị vật dạ dày. Dị vật dạ dày là một thể kết lại của các vật liệu không tiêu thụ được ở đường tiêu hóa, thường được hình thành ở dạ dày sau đó di chuyển xuống ruột non, nơi nó có thể gây tắc ruột. Nó có thể được phân loại thành một trong bốn loại chính: trichobezoar, pharmacobezoar, lactobezoar, phytobezoar.

Trichobezoar là thể kết của tóc và thường được tìm thấy ở những bệnh nhân có vấn đề về tâm thần. Pharmacobezoar bao gồm những dược phẩm không tiêu hóa được. Lactobezoar thường được thấy ở những trẻ sơ sinh bao gồm những cục sữa đông. Phytobezoar bao gồm những chất xơ không tiêu hóa được từ rau củ, trái cây và là loại dị vật dạ dày thường gặp nhất như là biến chứng sau phẫu thuật của cắt dạ dày. Bệnh cần được điều trị tâm lý, phát hiện và ngăn chặn hành vi sớm để ngăn ngừa việc ăn tóc xảy ra”.

Triệu chứng của bệnh tâm thần

Lý giải về hiện tượng kỳ lạ này, bác sĩ Nguyễn Hiền, khoa Ngoại, bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM cho biết, trẻ nghiện ăn tóc có thể mắc phải hội chứng Rapunzel (Rapuzel là tên công chúa trong truyện cổ Grim bị mắc kẹt trong ngọn tháp, cô đã thả mái tóc dài của mình qua một cửa sổ của để giúp một hoàng tử leo lên giải cứu). Người bệnh thường có biểu hiện ăn chính tóc của mình, hoặc người khác, khiến cho tóc bị rối và mắc kẹt trong dạ dày, ruột lâu ngày gây tắc, thủng ruột. Bệnh nhân bị mắc hội chứng này thường có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, giảm cân nhanh, táo bón, tiêu chảy…

"Nguyên nhân chưa được biết một cách rõ ràng, có thể là do khiếm khuyết về trí tuệ, rối loạn tâm thần, chấn động tâm lý từ thơ ấu, gặp căng thẳng quá mức, hoặc có thể là do thiếu sắt hay mắc bệnh celiac. Bệnh được điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật và cần được điều trị tâm lý, bổ sung vi chất để ngăn ngừa việc ăn tóc xảy ra. Phụ huynh cũng cần phải tham gia điều trị cùng với bác sĩ để trẻ được hỗ trợ đồng thời cả hành vi tiêu thụ tóc và tinh thần cho trẻ", bác sĩ Hiền khuyến cáo.

Búi tóc được lấy ra từ ổ bụng của bé gái.

Bác sĩ Đào Trung Hiếu, Phó Giám đốc bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM khẳng định: “Bệnh nhân có sở thích ăn tóc và chỉ thèm ăn tóc. Bệnh viện chúng tôi thi thoảng vẫn tiếp nhận một vài trường hợp tương tự. Các bé này thường xanh xao, biếng ăn, nôn ói".

"Điều quan trọng là phải điều trị tâm lý để bé từ bỏ thói quen ăn tóc, nếu không tình trạng trên sẽ tiếp diễn. Phụ huynh trước hết cần quan tâm tới con mình nhiều hơn, gần gũi, trò chuyện với bé, tạo cho bé các hoạt động vui chơi để quên đi thói quen ăn tóc, dần dần bỏ hẳn thói quen này. Đa số các bé mắc bệnh này ít được tiếp xúc với nhiều người, không có ai chơi cùng, cha mẹ hoặc người lớn trong nhà không có thời gian quan tâm. Bé thường hay thụ động, không hoạt bát...", bác sĩ Hiếu cho biết thêm.

Trước tình trạng bé nghiện ăn tóc, bác sĩ Hiếu cho rằng,  gia đình cần dành sự quan tâm nhiều hơn cho các bé, cố gắng gần gũi với con hơn để giúp con bỏ thói quen xấu. Nếu không khắc phục được dứt điểm, nguy cơ tái phát sẽ rất cao.

Chia sẻ với PV, bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, bệnh viện Tâm thần TP.HCM khẳng định, chứng nhổ tóc hay ăn tóc của trẻ là một dạng rối loạn hành vi của bệnh tâm thần. Tuy nó khó điều trị, nhưng nếu theo dõi, điều trị sẽ khỏi. “Tôi từng gặp nhiều trường hợp bệnh nhân có hiện tượng thích nhổ tóc, ăn tóc. Cụ thể, hiện nay tôi vẫn đang điều trị cho một bệnh nhân có chứng thường xuyên nhổ tóc, thậm chí nhổ tóc đến trọc cả đầu”, bác sĩ Hiển cho biết.

Cũng theo bác sĩ Hiển, bệnh nhân nghiện nhổ tóc, ăn tóc thường bị rối loạn hành vi, mất khả năng tập trung. Bệnh gặp nhiều ở trẻ em, thường ở trẻ nhiều gấp 7 lần so với người lớn, thường gặp từ trẻ ở độ tuổi từ 4-17 tuổi, bệnh làm cho trẻ có biểu hiện lo buồn, suy giảm mức độ tập trung vào các hoạt động xã hội, nhà trường cũng như ở gia đình. Việc điều trị rất khó khăn nhưng bác sĩ và gia đình bệnh nhân phải kiên trì theo dõi, chăm sóc, tư vấn cho bệnh nhân”.

Nhiều trẻ điều trị xong tiếp tục mắc chứng nghiện ăn tóc

Đại diện bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, trong 3 năm qua, tại bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM đã có 10 trường hợp trẻ có thói quen ăn tóc. Mặc dù vậy, có đến 50% bố mẹ không biết con mình có thói quen này, bởi đây là bệnh hiếm gặp và tâm lý chủ quan cho rằng đây là hành vi hiếu động của con trẻ. Đến khi trẻ đau bụng, nôn ói, người lớn mới đưa đi khám và phát hiện ra. Tuy nhiên, theo phản ánh của phụ huynh, sau khi điều trị, nhiều bé vẫn tái diễn tình trạng thèm ăn tóc, có bé đã bứt tóc của bạn bè trong lớp để ăn.

Lành Nguyễn
Bạn đang đọc bài viết "Giải mã hội chứng trẻ nghiện ăn tóc, nhổ tóc" tại chuyên mục Xã hội. Mọi bài vở cộng tác, viết đăng PR liên hệ điện thoại  0945336600  hoặc địa chỉ email (nguyenhoang.us@gmail.com)